(Làm tại Brussels ngày 26 tháng 06 năm 1999)
Các Bên tham gia vào Công ước Quốc tế về đơn giản hoá và hài hòa Thủ tục Hải quan (làm tại Kyoto ngày 18 tháng 05 năm 1973 và có hiệu lực từ 25 tháng 9 năm 1974), dưới đây gọi là “Công ước”, được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan, dưới đây gọi tắc là “Hội đồng”.
CHO RẰNG để đạt được các mục đích về:
● loại bỏ những khác biệt giữa thủ tục và thông lệ Hải quan của các Bên tham gia mà có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế cũng như những trao đổi quốc tế khác;
● đáp ứng những yêu cầu của thương mại quốc tế và của Hải quan trong việc tạo thuận lợi, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục và thông lệ Hải quan;
● đảm bảo những chuẩn mực thích hợp cho việc kiểm tra Hải quan; và
● cho phép cơ quan Hải quan đáp ứng được những thay đổi to lớn về các phương pháp và kỹ thuật quản lý và kinh doanh;
thì Công ước phải được sửa đổi,
CŨNG CHO RẰNG Công ước đã sửa đổi :
● phải đưa ra được những nguyên tắc cơ bản về hài hòa và đơn giản hóa mang tính chất bắt buộc đối với các Bên tham gia Công ước sửa đổi;
● phải đem lại cho cơ quan Hải quan những thủ tục hữu hiệu được hỗ trợ bởi các phương pháp kiểm tra thích hợp có hiệu quả; và
● cho phép đạt được mức độ cao về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục và thông lệ hải quan – là mục đích cơ bản của Hội đồng hợp tác Hải quan, và do đó mang lại đóng góp quan trọng cho việc tạo thuận lợi thương mại quốc tế,
Đã thỏa thuận như sau:
A. ký Nghị định thư không cần bảo lưu việc phê chuẩn;
B. gửi văn kiện phê chuẩn sau khi ký nếu phải qua phê chuẩn; hay
C. tham gia Nghị định thư.
2. Nghị định thư này sẽ được mở để các Bên tham gia Công ước ký cho đến 30 tháng 6 năm 2000 tại trụ sở của Hội đồng tại Brussels. Sau đó Nghị định thư sẽ được để ngỏ cho việc tham gia.
3. Nghị định thư này, kể cả các văn bản Phụ lục I và II, sẽ có hiệu lực sau ba tháng sau khi đã có bốn mươi Bên tham gia Công ước ký không bảo lưu việc phê chuẩn hay đã gửi văn bản phê chuẩn hay tham gia.
4. Sau khi bốn mươi Bên tham gia đã bày tỏ cam kết tuân thủ Nghị định thư này như quy định tại khoản 1, để chấp nhận các sửa đổi bổ sung Công ước, Bên tham gia Công ước chỉ cần trở thành Bên tham gia Nghị định thư này. Đối với Bên tham gia đó, Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng sau khi ký Nghị định thư không bảo lưu việc phê chuẩn hoặc gửi văn bản phê chuẩn hay tham gia.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đúng quy định cho việc ký, đã ký vào Nghị định thư này.
Làm tại Brussels, ngày 26 tháng 6 năm 1999, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai bản có giá trị như nhau, thành một bản chính duy nhất được gửi lưu giữ tại Tổng thư ký Hội đồng và Tổng thư ký Hội đồng sẽ gửi các bản sao đã chứng thực cho tất cả các thực thể nói tại khoản 1 Điều 8 văn bản phụ lục I của Nghị định thư này.
VỀ ĐƠN GIẢN HÓA VÀ HÀI HÒA THỦ TỤC HẢI QUAN
(Đã được sửa đổi bổ sung)
LỜI NÓI ĐẦU
Các Bên tham gia vào Công ước hiện tại được xây dựng dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan,
TÌM CÁCH xoá bỏ sự khác biệt giữa thủ tục và các thông lệ hải quan của các Bên tham gia có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác,
MONG MUỐN thực sự đóng góp hiệu quả vào việc phát triển thương mại và các trao đổi đó bằng cách hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục và thông lệ hải quan và bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế,
NHẬN THẤY rằng những lợi ích đáng kể của việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế có thể đạt được mà không làm tổn hại đến các chuẩn mực thích hợp về kiểm tra hải quan,
CÔNG NHẬN rằng việc hài hòa và đơn giản hóa như vậy có thể thực hiện được bằng cách thi hành, đặc biệt là các nguyên tắc sau đây:
● thực hiện những chương trình nhằm mục đích liên tục hiện đại hóa các thủ tục và thông lệ hải quan và như vậy sẽ tăng cường hiệu lực và hiệu quả ,
● áp dụng các thủ tục và thông lệ hải quan theo phương thức có thể dự đoán được nhất quán và minh bạch,
● cung cấp cho tất cả các bên hữu quan mọi thông tin cần thiết liên quan đến pháp luật, các quy chế, hướng dẫn hành chính, thủ tục và thông lệ hải quan,
● áp dụng các kỹ thuật hiện đại như quản lý rủi ro và kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, và áp dụng tối đa công nghệ thông tin,
● hợp tác bất cứ khi nào thích hợp với các cơ quan chính quyền khác trong nước, với Hải quan các nước khác và với các cộng đồng kinh doanh,
● thực hiện các chuẩn mực quốc tế có liên quan,
● tạo điều kiện cho các bên chịu xử lý được dễ dàng tiếp cận quá trình xét xử hành chính hay tư pháp,
TIN TƯỞNG rằng một văn kiện quốc tế kết hợp được các mục tiêu và các nguyên tắc mà các Bên tham gia cam kết thi hành sẽ đưa đến được mức độ hài hòa và đơn giản hóa cao hơn đối với các thủ tục và thông lệ hải quan vốn là mục đích cơ bản của Hội đồng Hợp tác Hải quan, và như vậy sẽ đóng góp to lớn vào việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
Đã thỏa thuận như sau:
A. “Chuẩn mực” được hiểu như một quy định mà việc thi hành nó được thừa nhận là cần thiết để đạt được mục đích hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục và thông lệ hải quan;
B. “Chuẩn mục chuyển tiếp” là một Chuẩn mực trong Phụ lục tổng quát mà thời hạn để thi hành được phép kéo dài hơn;